Máy thở oxy là một thiết bị y tế được sử dụng cho các bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp. Tuy thiết bị này không khó để lắp đặt nhưng người dùng vẫn cần nắm rõ cách sử dụng máy thở oxy để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả hỗ trợ trị liệu bệnh.
Cách sử dụng máy thở oxy đơn giản tại nhà
Trong mùa dịch, máy thở oxy được coi là phương án điều trị chủ động tại nhà cho bệnh nhân Covid-19 ở tình trạng vừa và nhẹ, phòng trường hợp bệnh viện quá tải. Để có cách sử dụng máy thở oxy an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, mời bạn đọc tham khảo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi.
Bước 1: Chọn vị trí thích hợp để đặt máy sao cho máy có thể dễ dàng di chuyển trong phòng. Lưu ý bạn không nên để máy thở oxy sát tường hay các vật dụng khác mà phải đảm bảo khoảng cách ít nhất 15-30cm, đặc biệt không được để thiết bị gần với bất cứ nguồn nhiệt nào.
Bước 2: Bạn kiểm tra máy và gắn các phụ kiện đi kèm theo hướng dẫn của chuyên gia trước khi sử dụng. Nếu máy không sử dụng bộ phận làm ẩm thì hãy nối ống thông mũi đến đầu ra oxy. Ngược lại, đối với máy tạo oxy có sử dụng bộ phận làm ẩm (phổ biến nhất là xông khí dung) thì bạn cần:
- Tháo cốc tạo ẩm.
- Đổ nước tinh khiết vào cốc, điều chỉnh lượng nước theo vạch chỉ định trên cốc của nhà sản xuất.
- Gắn cốc lọc vào thân máy sau khi đóng nắp.
- Cắm đường dây dẫn vào công giao trên cốc lọc và hoàn thành.
Bước 3: Khởi động máy sau khi hoàn tất các công đoạn trên. Người bệnh sẽ được thở bằng máy ngay lập tức hoặc chờ 10 phút để máy tạo ra oxy có nồng độ tinh khiết đạt chuẩn theo chỉ định của bác sĩ.
Bước 4: Điều chỉnh lượng oxy tạo ra theo yêu cầu bằng cách xoay nút trên đầu ống thủy đo lưu lượng oxy. Thông thường các máy thở oxy hiện nay có thể điều chỉnh linh hoạt từ 1 cho đến 10 lít/phút tùy theo dung tích của máy.
Những sai lầm khi sử dụng máy thở oxy tại nhà
Oxy được coi là “phương thuốc” chủ đạo trong trị liệu các bệnh lý hô hấp, trong đó có Covid-19. Trên thực tế, tại những nơi không thể đáp ứng đủ nguồn cung oxy thì tỷ lệ bệnh nhân tử vong là rất cao. Tuy nhiên khi đã có máy thở oxy tại nhà, bạn cũng cần được hướng dẫn sử dụng máy thở oxy để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Theo các chuyên gia, hiện nay người dùng thường mắc phải một số sai lầm sau khi sử dụng máy thở oxy tại nhà, đó là:
Thứ nhất, lạm dụng máy thở oxy quá mức. Một số người đã sử dụng máy thở oxy nhiều lần trong ngày vì cho rằng chúng tốt cho sức khỏe, ngay cả khi nồng độ oxy trong máu đã trở lại mức bình thường. Sai lầm thứ hai là sử dụng máy tạo oxy có lưu lượng cao, không phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình. Điều này có thể gây nguy cơ tăng oxy trong máu quá mức, dẫn đến tình trạng phản tác dụng.
Do đó, chúng ta cần phải thay đổi các quan niệm sai lầm sau về cách sử dụng máy thở oxy trong trị liệu:
- Oxy không có tác dụng điều trị tình trạng khó thở, oxy chỉ giúp cải thiện tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp.
- Oxy không điều trị các nguyên nhân gây hạ oxy trong máu. Vì vậy người bệnh sử dụng máy thở oxy phải đi kèm với phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
- Nồng độ oxy trong máu tăng cũng nguy hiểm như khi nó giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn.
Điều gì xảy ra khi nồng độ oxy trong máu tăng quá mức?
Khi tăng oxy máu quá mức, người bệnh có thể gặp một số tình trạng sau:
- Trung tâm hô hấp bị ức chế, người bệnh giảm thông khí, hay có nghĩa là họ không chịu thở chủ động.
- Người bệnh phụ thuộc vào oxy do máy tạo ra.
- Có thể khiến tình trạng mất cân bằng khí máu trở nên nặng hơn.
- Tăng nguy cơ xẹp phổi do hấp thu quá mức.
- Tăng nguy cơ co thắt mạch vành và mạch máu não.
Những nguyên tắc chung cho bệnh nhân dùng máy thở oxy
Đối với trường hợp máy thở oxy không có tính năng xông khí dung hỗ trợ thì người nhà nên sử dụng thêm máy tạo ẩm không khí, đồng thời khuyến khích bệnh nhân uống thêm nước để tránh làm khô đường thở. Bên cạnh đó, tính năng đo nồng độ oxy trong máu SpO2 cũng rất quan trọng đối với những người mua máy thở oxy để chủ động điều trị bệnh Covid-19 tại nhà.
Ngoài ra, bạn lưu ý khi cho người bệnh thở oxy lâu thì nên điều chỉnh máy tạo oxy 15 phút/lần, ở mức lưu lượng thấp nhất mà vẫn đảm bảo người bệnh không bị khó thở.
Theo chuyên gia y tế, tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ cần lượng oxy khác nhau. Tuy nhiên nếu không thể có ý kiến của bác sĩ thì người nhà không nên cho người bệnh thở oxy có lưu lượng cao hơn 5 lít/phút. Chẳng hạn:
- Đối với những bệnh nhân khỏe mạnh, chỉ số SpO2 (được tích hợp trong máy) dưới 93% thì chỉ nên duy trì mức oxy vừa đủ để tăng SoO2 đạt 94-96%.
- Đối với người mắc bệnh phổi mạn tính, chỉ số SpO2 tiêu chuẩn là 88-92% với lượng oxy 1-2 lít mỗi phút.
- Những người bị suy tim sẽ cần nồng độ oxy trong máu ở mức 90% và lưu lượng oxy dao động ở 3-5 lít/phút.
- Đặc biệt, đối với người mắc Covid-19 thì nên căn cứ vào tình trạng bệnh nặng, vừa hay nhẹ cũng như chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh SpO2 phù hợp.
Trên đây là bài viết giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc về cách sử dụng máy thở oxy đơn giản cho người bệnh tại nhà. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 0941.919.333 để nhận tư vấn chi tiết nhất.